Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Phương Pháp Và Nguyên Tắc Dạy Con Của Người Do Thái

Có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...
“Phương pháp giáo dục trẻ của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt.
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này".


 
Phương pháp dạy con vượt qua khó khăn, thử thách (Ảnh minh họa)
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Ngoài ra, người Do Thái còn có câu nói nổi tiếng ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”.

 
Cha mẹ giữ vững vị trí đi đầu, hướng dẫn cho con (Ảnh minh họa)
Có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...Động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình.
Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc"

Nguyên tắc dạy con:
+ Để trẻ tự phát triển có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
+ Học đi đôi với thực tiễn (không lý thuyết xuông)
+ Luôn tôn trọng con.
+ Không thỏa mãn các mong muốn của con.
+ Là quân sư cho con (hướng dẫn, tư vấn) không bao bọc, làm thay con mọi việc.

 
Đối với ngưởi Do Thái, cha mẹ là quân sư của con (Ảnh minh họa)

Phương pháp dạy con
+ Dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi (trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân).
+ Dạy con tư duy vượt khó.
+ Khích lệ, động viên con khi hoàn thành tốt một công việc nào đó (mặc quẩn áo, chải răng, làm việc nhà…)
+ Khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn.
+ Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...
+ Để trẻ thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công.
+ Khi trẻ làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.
 
Người Do Thái cho con thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công (Ảnh minh họa)
Những “hạn chế” trong cách giáo dục con của người Việt
+ Bao bọc con quá mức.
+ Luôn “nhân nhượng” với những yêu cầu của con.
+ Đầu tư toàn bộ thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng con không biết làm việc nhà, lười vận động…
+ Quá coi trọng bằng cấp và thiếu thực tiễn xã hội.
+ Do tập quán sinh sống 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) trong cùng một gia đình nên việc giáo dục con đôi khi không được đồng nhất….


Lời kết
Giáo dục con trẻ ngoài tình yêu thương, đòi hỏi cha mẹ cần có một phương pháp giáo dục khoa học. Trong đó, người Do Thái dạy con là một khuôn mẫu điển hình.
Người Việt Nam, do truyền thống dân tộc (3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình) nên đôi khi việc giáo dục con cái gặp trở ngại do mỗi người một tư tưởng khác nhau…Mặt khác, do yêu thương, chiều chuộng con mà đa phần bố mẹ đã “tranh” làm hết các việc của con khiến con lười vận động và thiếu “thực tiễn”.
Cách dạy con của người Do Thái với các tư duy: dạy con tự lập, học đi đôi với hành, vượt khó khăn, thử thách….bố mẹ giữ vai trò quân sư cho con đã mang lại thành công, trí tuệ, sự thông minh cho dân tộc chỉ có chưa đến 14 triệu dân và là bài học quý báu để chúng ta tham khảo về cách nuôi và dạy con một cách tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét