Đây là giai đoạn bé có thể tiếp thu và học
được nhiều thứ nhất. Bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này để dạy bé nhé. Quan trọng
nhất là mọi hoạt động của bé đều hướng vào 5 giác quan chính là: thị giác,
thính giác, xúc giác, vị khác và khứu giác.
Mắt nhìn
Mẹ đừng nghĩ em bé mới sinh chưa biết gì
hết nhé! Hãy để treo trên tường của phòng bé những bức tranh đầy màu sắc. Ngay
trên các kệ hoặc giá sách (nếu có) hoặc các đồ vật trong phòng, đồ chơi, cần có
những đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng.
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ Nhật: Nếu bé mới sinh,
dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3
phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc
chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ
liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng
của khả năng học tập.
Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải
như bố mẹ vẫn nghĩ là màu hồng cho bé gái hay màu xanh lơ cho bé trai. Màu sắc
mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng.
Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ với
những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ
lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1
một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng
vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.
Tai nghe
Hàng ngày, mẹ nên cho bé nghe những bản
nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút
là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn.
Nhưng nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD
trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và
không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.
Với các bé gần 3 tháng, khi cho em bé nghe
nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo
nhịp nhạc xem sao.
Mẹ đừng quên nói chuyện nhiều với em bé từ
khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng
nói chuyện với bé.
Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm
tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay”lặp đi lặp
lại. Đó là cách dạy em bé rất hiệu quả.
Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng
thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV, chỉ cho em bé xem TV
khi đã tròn 3 tuổi.
Tay sờ
Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng
xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác
tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi
hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều
người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào
những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái.
Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được
vị trí trên- dưới, phải-trái.
Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em
bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khéo léo.
Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song
khả năng này lại biến mất rất nhanh. Để cho lực nắm này của em bé không mất đi,
chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.
Lưu ý: Khi luyện tập cho con cầm nắm, bố mẹ
không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người,
thành tai nạn.
Cho bé nếm thử
Mẹ có thể dùng khăn xô thấm 1 ít nước
nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé
nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.
Ngửi mùi
Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé
sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau,
khứu giác sẽ được kích thích phát triển.
Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều
Trí lực của trẻ được phát triển hoàn hảo
khi được kích hoạt các giác quan, vận động, ngôn ngữ ngay sau khi sinh. Ví dụ
đối với vận động, nếu không để kĩ năng vận động của tay chân được phát huy hết
mức thì trẻ không phát triển theo chiều hướng tích cực. Đứa trẻ sẽ không có
chiều sâu nội tâm.
Trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho
đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Nếu cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe
hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ.
Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có
nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn
nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất
tốt. Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn
luyện hàng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ đi bộ trên đường bằng
phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một
thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc…
Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong
cả cuộc đời
Khi được 2 tuổi, trẻ có nhu cầu vận động
toàn thân, và nhu cầu đối với ngôn ngữ cũng y như vậy. Đặc biệt là khi được 2
tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phá, nhưng chỉ đến 2 tuổi rưỡi là hiện
tượng đột phá này tự nhiên biến mất. Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến
2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này,
đây là thời kì mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.
Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn,
như nói với người lớn. Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có
rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “Cái gì màu đỏ ở trong buồng
tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.
Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho
con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi
ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được
quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ
đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
Như trên đã nói, 2 tuổi có khả năng nhạy
cảm với ngông ngữ nhất. Đọc sách tranh đã đành, nhưng các bậc cha mẹ nên biết
rằng đọc thơ là phần thưởng quí giá hơn nhiều. Thơ là tài liệu dạy con người ta
về cái hay, cái quan trọng của ngôn ngữ tốt nhất. Ở độ tuổi này không nhất
thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý
nghĩa của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc và nhớ được là
được.
Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt
chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ
đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời. Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng
cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ số gì chẳng hạn.
Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh mình một cách thành thạo
Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những
việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi,
hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi. Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này
chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những
việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm. Cha mẹ giành nhiều thời
gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là
những ngày vui.
Trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp
việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều
việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan
trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ.
Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen.
Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì.
Những bà mẹ dốt thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “việc đấy ai chẳng làm được” hay “ai thèm làm cái việc dở hơi ấy”
Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì.
Những bà mẹ dốt thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “việc đấy ai chẳng làm được” hay “ai thèm làm cái việc dở hơi ấy”
Thời kì này phải dạy trẻ điều khiển đôi
tay thật giỏi. Ở trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển
chậm. Dùng đũa cũng phải dạy từ khi trẻ 2 tuổi.
Cho trẻ chơi đất nặn. Không phải chỉ đưa
hộp đất nặn cho con, muốn chơi gì thì chơi là xong. Mà phải đưa hình mẫu táo,
dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ
lõm, chỗ tù, chỗ nhon… phải làm cho giống, mới là quan trọng. Như vậy tạo cho
trẻ tính quan sát tỉ mì và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2
tuổi- làm sao vượt qua?
Người ta có câu “trẻ 2 tuổi đáng sợ”. Thấy
hiện tượng này ở trẻ vừa đầy 2 tuổi, kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6
tháng. Thời kì này gọi là thời kì phản kháng đầu tiên của trẻ.
Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ
muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm. Vì vậy
khi bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi khi trẻ định tự
mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Cũng có trẻ giậm chân,
giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà
không làm được.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của
trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát
mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ
này. Nếu con muốn gì, cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống
hàng ngày thật suôn sẻ.
Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên
tài
Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ
2 đến 3 tuổi. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ
học tập của chúng sau này, thái độ đó không thể nào sửa đổi được nữa.
Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ
bản suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ. Còn không dạy dỗ gì, cứ
để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé
biến mất lúc nào không hay.
Xin nhắc lại một lần nữa, đó là trẻ 2 tuổi
có trí nhớ thiên tài. Khi trẻ 2 tuổi mà được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí
nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Với trẻ không được rèn luyện trí nhớ lúc
này thì đến năm lớp 6 thôi đã không thể nhớ nổi những công thức tính toán phân
số, số thập phân…
Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ
được rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt. Nhớ quốc kì của các nước. Nhớ chủng
loại xe ô tô. Nhớ tên các ga tàu điện theo đúng thứ tự. Những việc mà ta thấy
đó hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ.
Đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 10 cái hộp. Trong
3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi
nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước.
Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy
trẻ khả năng quan sát. “ Cửa hàng vừa xem có bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để
rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi
với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.
Tư tưởng “Mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy
đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồi cho đi đây đó cũng
được” là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị thui chột.
Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi- lúc
này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi- không tạo nên khả năng cơ bản
quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực
hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những
khả năng to lớn của trẻ sau này.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét