Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Có Nên cho Bé Học Tiếng Anh Từ Sớm?

Vì sao trẻ nên học ngoại ngữ từ sớm? Nhận thức của trẻ về ngoại ngữ ở giai đoạn mầm non như thế nào? Và phụ huynh dạy ngoại ngữ cho bé như thế nào?
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ 2 hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn. Hay nói cách khác Trẻ em học ngoại ngữ sớm sẽ thông minh hơn.




Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói - đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, nghe chuyện, nghe bài hát qua băng cassettes. Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho cha mẹ lựa chọn.

Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính : ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui....Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. Ví dụ : đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.

Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư, không gò bó, không biết ngượng ngập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.

Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.

Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn cùng trang lứa chỉ học tiếng mẹ đẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét